Tái sử dụng nước thải là một nhu cầu rất cấp thiết hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Điều này không chỉ do vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nguồn nước sạch khan hiếm mà còn ở nguyên nhân các chi phí nguyên liệu đầu vào cũng ngày một tăng khiến các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất phải tối ưu chi phí sản xuất và vận hành.
Tái sử dụng nước thải còn đóng vai trò quan trọng đối môi trường sinh thái và cộng đồng. Tái sử dụng nước thải dệt may là một giai đoạn tiếp theo của quá trình xử lý nước thải trong các nhà máy dệt may, dệt nhuộm, nó giải quyết một phần lớn lưu lượng nước thải sau xử lý xả ra môi trường, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, đảm bảo một môi trường xanh sạch cho sự phát triển bền vững.
Nhưng tái sử dụng nước thải dệt nhuộm là gì ? Hệ thống tái sử dụng nước thải mang lại những lợi ích gì? Quy trình công nghệ để tái sử dụng nước thải dệt may như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tổng quan về giải pháp tái sử dụng nước thải ngành dệt may, dệt nhuộm và thảo luận các vấn đề liên quan tới hệ thống tái sử dụng nước thải công nghiệp.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM, DỆT MAY
Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp đi cùng với bảo vệ môi trường bền vững đã trở thành một mục tiêu quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, ngành dệt may, dệt nhuộm là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam VITAS, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành dệt may đạt tới 44 tỷ đô la Mỹ. Đây là một trong những ngành mang lại tỷ trọng xuất khẩu lớn và tạo ra nhiều nhu cầu việc làm những cũng là ngành gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm, trong đó nước thải là vấn đề nghiêm trọng nhất.
Với thực tế là một trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước, thường tiêu thụ 200 – 400 L nước cho mỗi kg vải thành phẩm được sản xuất, ngành dệt may tạo ra một lượng nước thải đáng kể với các đặc tính phụ thuộc nhiều vào thuốc nhuộm, hóa chất phụ trợ và quy trình sản xuất. Thách thức của ngành dệt may là tìm ra phương pháp xử lý nước thải hiệu quả và phù hợp do nhu cầu xả thải nghiêm ngặt ngày càng tăng và có thể cho phép tái sử dụng nước từ quan điểm kinh tế và môi trường.
Không có yêu cầu chất lượng chung về tái sử dụng nước cho ngành dệt may, do tính phức tạp trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như nhu cầu riêng biệt của các loại sợi khác nhau (sợi tự nhiên, sợi tổng hợp, v.v.), tính đa dạng của quy trình dệt và các yêu cầu khác nhau cho các sản phẩm cuối cùng. Nước thải dệt may, dệt nhuộm không những có lưu lượng phát sinh lớn mà thành phần phức tạp do quy trình sản xuất qua rất nhiều công đoạn như tẩy trắng, nhuộm, giặt, wash, dệt, … Nhưng nhìn chung, thành phần của nước thải dệt may, dệt nhuộm có những điểm đặc trưng như:
– Độ pH khá cao
– Thành phần độ màu rất lớn: 300-4000 Pt.Co
– Hàm lượng các chất hữu cơ cao: COD: 500-3000 mg/l
– Lượng cặn lơ lửng SS lớn
– Chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI DỆT MAY, DỆT NHUỘM
Ngành dệt may, dệt nhuộm và giày da sử dụng một lượng lớn nước trong các công đoạn sản xuất, chẳng hạn như tiền xử lý, tẩy trắng, nhuộm và in, đòi hỏi khoảng 100–200 lít nước chất lượng cao cho mỗi kilogram sản phẩm dệt và do đó tạo ra một lượng lớn nước thải nhuộm. Nước thải từ ngành dệt may có chứa chất hữu cơ, hóa chất độc hại có nguồn gốc từ chất cố định, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm và muối và do đó gây ô nhiễm nhất trong tất cả các chất thải công nghiệp. Do đó, việc tìm kiếm một phương pháp hiệu quả để xử lý và tái sử dụng nước thải ngành dệt nhuộm là một thách thức lớn.
Quy định về tái sử dụng nước thải:
Tại Việt Nam, các bộ Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cũng nêu rõ chính sách ưu đãi, khuyến khích của Chính phủ đối với hoạt động tái sử dụng nước thải trong sản xuất công nghiệp. Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải, trong đó thể hiện một số nguyên tắc chung cho việc tái sử dụng nước thải; Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 quy định rõ các ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, trong đó bao gồm hoạt động tái sử dụng nước.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, dệt nhuộm, giày da, việc tái sử dụng nước thải là một nhu cầu cần thiết hiện nay, không chỉ giải quyết vấn đề chi phí đầu vào ngày một tăng, mà còn giúp nâng cao giá trị hàng hóa, hình ảnh của doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu của đối tác.
Ví dụ điển hình là các nhãn hiệu lớn về thời trang của thế giới như Nike, Adidas, Puma, H&M, Uniqlo thường đặt hàng các đối tác, nhà máy gia công tại Việt Nam. Để trở thành đối tác gia công cho các nhãn hiệu này, các doanh nghiệp, nhà máy dệt may, dệt nhuộm tại Việt Nam không những phải đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường như có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, hệ thống tái sử dụng nước thải trên 70%, lắp đặt máy sấy bùn để giảm nguồn bùn phải phát sinh, zero liquid discharge (ZLD), …
Thấu hiểu nhu cầu đó, Công ty Hòa Phát Eco là đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ xử lý nước hiện đại nhất để cung cấp dịch vụ thiết kế thi công hệ thống tái sử dụng nước thải cho các doanh nghiệp dệt may, dệt nhuộm tại Việt Nam. Giải pháp tái sử dụng nước giúp các nhà máy dệt may, dệt nhuộm giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải, tận dụng nước thải sau xử lý để thu hồi quay về sử dụng cho sản xuất, giảm chi phí vận hành, đáp ứng các tiêu chuẩn về audit từ các đối tác nhập khẩu.
MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH CỦA TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI ĐỐI VỚI NHÀ MÁY DỆT MAY, DỆT NHUỘM
Ngoài các mục đích chia sẻ ở trên, việc tái sử dụng nước thải mang lại cho các doanh nghiệp dệt may nhiều lợi ích như:
– Sử dụng nước sau tái sử dụng để tưới tiêu cảnh quan, cây cối trong khu vực nhà máy
– Vệ sinh nhà xưởng, đường đi
– Thu hồi nước để đưa về sử dụng cho dây chuyền sản xuất, CIP thiết bị
– Nâng cao cảnh quan khu vực xử lý nước thải
– Giảm chi phí vận hành cho hệ thống
– Hoàn thiện các hồ sơ về chứng chỉ xanh môi trường, ZLD
– Nâng cao hình ảnh sản phẩm và giá trị truyền thông cho doanh nghiệp
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM, DỆT MAY PHỔ BIẾN
Có nhiều phương pháp và công nghệ để tái sử dụng nước thải dệt nhuộm bao gồm:
– Công nghệ MBBR (bể phản ứng màng sinh học kết hợp giá thể di động)
– Công nghệ lọc RO, UF
– Công nghệ trao đổi ion (Ion exchange)
– Công nghệ ozone, …
Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ tái sử dụng nước thải nào phụ thuộc vào đặc tính nước thải của từng nhà máy, ngân sách đầu tư, cũng như công suất, tỉ lệ cần tái sử dụng là bao nhiêu % so với công suất nước thải.
Ví dụ, công nghệ than hoạt tính có tỷ lệ loại bỏ cao đối với thuốc nhuộm hòa tan trong nước, nhưng nó không thể hấp thụ chất rắn lơ lửng (SS) và thuốc nhuộm không hòa tan. Bên cạnh đó, than hoạt tính khó tái sinh nên chi phí vận hành cao. Còn công nghệ xử lý trao đổi ion có tốc độ loại bỏ lớn đối với một số chất ô nhiễm hòa tan cụ thể, nhưng nó không phù hợp để xử lý một số lượng lớn nước thải dệt nhuộm đa thành phần.
Công nghệ lọc UF là một quá trình tiền xử lý tốt, còn lọc RO có tác dụng lớn đối với màu dư và muối còn. Công nghệ Ozone là một trong những phương pháp xử lý tốt nhất trong các phương pháp oxy hóa tiên tiến và nó là một phương pháp thay thế phù hợp đặc biệt khi được tích hợp với các phương pháp xử lý sinh học. Tuy nhiên, ứng dụng công nghiệp của công nghệ ozone không được khuyến khích vì chi phí đầu tư và vận hành quá cao.
QUY TRÌNH TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI DỆT MAY, DỆT NHUỘM
Mỗi công nghệ tái sử dụng nước thải đều có ưu và nhược điểm khác nhau, nên cần lựa chọn công nghệ phù hợp và tối ưu nhất cho từng dự án cụ thể. Với năng lực kinh nghiệm và sự thấu hiểu về lĩnh vực tái sử dụng nước, Hòa Phát Eco nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tái sử dụng nước mới với giải pháp tích hợp trình tự tổ hợp công nghệ ozon hóa kết hợp UF và RO để xử lý và tái sử dụng nước thải dệt nhuộm.
Các phương pháp và quy trình tiền xử lý nước thải, chẳng hạn như kết tủa keo tụ, lọc cát, lọc tự làm sạch và lọc an toàn, đã được thêm vào trước quá trình ozon hóa và xử lý màng để giảm chi phí vận hành. Ngoài ra, tỷ lệ tái sử dụng nước tái chế sau đó đã tăng lên thông qua hệ thống tái sử dụng nước thứ cấp.
Trong các hệ thống xử lý kết hợp, điều chỉnh pH, keo tụ– tuyển nổi và lắng cặn thường được sử dụng như các giai đoạn tiền xử lý; quá trình sinh học (hiếu khí và kỵ khí) thích hợp để loại bỏ chất hữu cơ. Tuy nhiên, nước thải dệt nhuộm cũng có biểu hiện độ màu cao và khả năng phân hủy sinh học thấp nên khó xử lý bằng các phương pháp xử lý hóa lý và sinh học. Các quá trình oxy hóa nâng cao là một giải pháp xử lý nước hiệu quả để oxy hóa các chất ô nhiễm hữu cơ khác nhau, bao gồm cả những chất không thể xử lý bằng các kỹ thuật thông thường.
Ngoài việc loại bỏ tiêu thụ oxy hóa học (CODcr) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), quá trình ozon hóa đạt được mức độ loại bỏ màu cao, thuận lợi hơn so với các phương pháp truyền thống. Tiềm năng của ozon hóa làm cho nó được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tái sử dụng nước. Ngược lại, một trong những nhược điểm của nó là chi phí đầu tư và tiêu tốn năng lượng cao. Hơn nữa, độ mặn của nước thải phải được loại bỏ để tái sử dụng nước thải dệt nhuộm.
Quy trình tái sử dụng nước thải dệt may, dệt nhuộm bao gồm các bước:
Bước 1: Kết tủa phản ứng + Lọc cát sơ cấp + Ozon hóa sơ cấp + Lọc cát thứ hai.
Bước 2: Hệ thống lọc UF chính để loại bỏ một phần độ đục và CODcr và sau đó bảo vệ hệ thống RO tiếp theo.
Bước 3: Hệ thống RO sơ cấp bao gồm bể UF sơ cấp → bơm tăng áp RO → bộ lọc an toàn sơ cấp → bơm cao áp → thiết bị RO sơ cấp → bình RO sơ cấp.
Bước 4: Sử dụng bể sục khí Ozone thứ cấp để tăng tỷ lệ tái sử dụng nước.
Bước 5: Bể lọc cát thứ 3 dùng để loại bỏ các chất lơ lửng và một số cặn rơi ra từ bể trong quá trình sục khí ozon để duy trì sự ổn định của các quy trình tiếp theo.
Bước 6: Hệ thống UF thứ cấp
CÔNG TY THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC
Trên đây là một số chia sẻ tổng quan của Công ty Hòa Phát về giải pháp tái sử dụng nước thải cho ngành dệt may, dệt nhuộm. Để được tư vấn cụ thể hơn về nhu cầu tái sử dụng nước thải cho từng công suất và tỷ lệ theo yêu cầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.
Hòa Phát Eco là nhà thầu tái sử dụng nước thải cung cấp giải pháp và dịch vụ thiết kế thi công cho rất nhiều nhà máy dệt may dệt nhuộm tại Việt Nam. Không chỉ tư vấn cho khách hàng công nghệ tái sử dụng nước thải mới nhất mà chúng tôi còn thiết kế công suất và tỷ lệ tái sử dụng phù hợp nhất đối với quy mô và sản lượng của từng nhà máy dệt may khác nhau.
Chúng tôi luôn đồng hành cùng quý khách hàng xuyên suốt từ giai đoạn hồ sơ pháp lý cho tới giai đoạn thi công lắp đặt và dịch vụ vận hành, bảo trì (O&M) cho hệ thống tái sử dụng nước thải. Chúng tôi cam kết mang lại cho Quý khách hàng, Chủ đầu tư một hệ thống tái sử dụng nước vận hành ổn định và bền bỉ, chi phí vận hành tối ưu cũng như mang lại hiệu quả và giá trị đầu tư.
Hãy liên hệ với Hòa Phát Eco để được tư vấn và sắp xếp lịch khảo sát khi quý vị có nhu cầu lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước và dịch vụ xử lý nước thải toàn quốc.