I. HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

Tại Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng phát triển vượt bậc với nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất được mở ra thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Các khu công nghiệp được mở ra trên khắp các tỉnh thành với nhiều nhà máy sản xuất đủ các ngành nghề như: dệt may, dệt nhuộm, xi mạ, sắt thép, thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, bao bì, …

Trước khi đưa một nhà máy, doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động, các nhà đầu tư phải hoàn thành nhiều thủ tục, giấy tờ liên quan như xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng.

Bên cạnh đó, do quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nên một số đối tượng và dự án được quy định trong Phụ lục II tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ phải hoàn thành thực hiện các hồ sơ pháp lý về môi trường. Các thủ tục về hồ sơ này phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Theo Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 thì Hồ sơ môi trường là tập hợp các văn bản, tài liệu về môi trường mà các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật. Mục đích của hồ sơ môi trường là giúp các công ty, doanh nghiệp, nhà máy hoạt động sản xuất tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo dự án hoạt động mà không bị xử phạt, không vi phạm các quy định, chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường.


II. CÔNG TY CUNG CẤP DỊCH VỤ LẬP HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

Công ty Hòa Phát Eco là đơn vị cung cấp dịch vụ lập hồ sơ môi trường tại Việt Nam cho các công ty, nhà máy với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước cũng như làm việc sâu sát và thường xuyên với các cơ quan chức năng về quản lý môi trường.

Dịch vụ lập hồ sơ môi trường của chúng tôi giúp Quý khách hàng giải quyết nhanh chóng tất cả các thủ tục pháp lý, hồ sơ giấy tờ liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường để nhanh chóng đưa nhà máy, doanh nghiệp của mình bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với giải pháp trọn gói, giá cả cạnh tranh và đội ngũ nhân viên pháp lý có kinh nghiệm chuyên sâu về Luật Môi trường, chúng tôi tự hào là công ty cung cấp các dịch vụ lập hồ sơ môi trường cho hàng trăm dự án nhà máy, khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài vốn ODA, FDI tại Việt Nam.

III. TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

Để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường cũng như các thủ tục pháp lý liên quan, Hòa Phát Eco xin được chia sẻ tất cả các kiến thức mới nhất về hồ sơ môi trường mới nhất năm 2022 như sau:

1. HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHƯA ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Đối với những doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần tiến hành thực hiện một trong các hồ sơ môi trường sau:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hay còn gọi là ĐTM):

Thực hiện đối với những dự án của các doanh nghiệp, cơ sở có quy mô sản xuất lớn được quy định trong Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

  • Kế hoạch bảo vệ môi trường (tên gọi cũ là Cam kết bảo vệ môi trường):

Áp dụng đối với những dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất thuộc đối tượng quy định tại Cột 5 Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/05/2019.

  • Báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

Áp dụng đối với các Dự án thuộc đối tượng quy định tại Cột 4 Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/05/2019.

Thời gian thực hiện: sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt trước đó.

2. HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Sau khi đi vào hoạt động, các cơ sở, các doanh nghiệp chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (Kế hoạch BVMT) thì phải tiến hành lập một trong hai hồ sơ sau:

  • Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ (tên gọi cũ là Báo cáo giám sát môi trường định kỳ):

Báo cáo kết quả quan trắc môi trường (QTMT) là hình thức đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các doanh nghiệp và báo cáo định kỳ về Cơ quan thẩm quyền (cụ thể là: Chi cục BVMT; Phòng TNMT) (Căn cứ pháp lý lập báo cáo quan trắc môi trường: Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT, chương trình quan trắc môi trường đã được phê duyệt trong ĐTM/ Kế hoạch BVMT/ Đề án BVMT).

Đối với việc quan trắc chất lượng môi trường, doanh nghiệp cần lựa chọn những trung tâm phân tích môi trường đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt hoặc các công ty tư vấn môi trường có hợp đồng hợp tác với trung tâm phân tích. Quy trình thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

  • Quan trắc môi trường định kỳ hàng quý theo quy định
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 năm
  • Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường, lập bảng và đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành
  • Đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải
  • Tổng hợp, kiểm tra các biên bản bàn giao chất thải, chứng từ chất thải nguy hại
  • Tổng hợp thông tin, lập báo cáo và trình nộp cơ quan chuyên ngành.

Về thời gian quan trắc định kỳ: việc quan trắc môi trường cần phải thực hiện định kỳ hàng quý (Quý 1, 2, 3, 4). Sau đó dựa trên các kết quả này sẽ tổng hợp vào Báo cáo Quan trắc môi trường. Tùy từng khu vực mà báo cáo này có thể lập 4 lần/năm, 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm.

  • Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải:

Áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp, cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại.

Đối tượng phải thực hiện Sổ chủ nguồn thải CTNH:

– Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh Chất thải nguy hại > 600 kg/năm bắt buộc phải lập Sổ chủ nguồn thải CTNH theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về Quản lý Chất thải nguy hại.

Đối tượng phải thực hiện Báo cáo quản lý CTNH lần đầu:

– Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm.

– Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hằng năm với tổng số lượng không quá 600 kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân hủy.

– Cơ sở dầu khí ngoài biển.

  • Giấy phép xả thải:

Áp dụng đối với những doanh nghiệp có phát sinh nước thải và xả thải ra môi trường. Và áp dụng đối với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc xả thải vào nguồn nước tiếp nhận > 5 m3/ngày.đêm theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và < 5 m3/ngày.đêm đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

  • Hồ sơ khai thác nước ngầm:

Thực hiện với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc khai thác nước dưới đất > 10 m3/ngày.đêm theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

  • Hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại (CTNH)

Áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại gọi chung là Chủ nguồn thải CTNH, phải ký hợp đồng để chuyển giao CTNH với tổ chức, cá nhân có Giấy phép hành nghề Quản lý CTNH.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xử lý nước và môi trường tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Công ty Hòa Phát Eco cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện các hồ sơ pháp lý môi trường cần thiết cho các doanh nghiệp và nhà máy sản xuất. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn viên môi trường của chúng tôi qua số Hotline 0909 538 519 để được hỗ trợ tư vấn hồ sơ môi trường chính xác, đầy đủ và nhanh chóng nhất.