KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Nước cấp là gì?
Nước cấp là nước sau khi đã qua xử lý và làm sạch bằng công nghệ hiện đại tại các nhà máy nước. Sau đó, nước được chuyển đến các trạm trung chuyển bằng hệ thống đường ống để cung cấp cho người sử dụng.
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau như nước dùng cho ăn uống, nước phục vụ sinh hoạt hay nước dùng cho sản xuất, chất lượng nước cung cấp phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo các quy định khác nhau. Vì các nguồn nước trong tự nhiên như nước mặt hay nước ngầm không đảm bảo được các tiêu chuẩn này (do tính chất có sẵn của từng nguồn nước hay do tác động ô nhiễm hiện nay) nên chúng ta cần phải tiến hành quá trình xử lý nước cấp để loại bỏ các chất bẩn, các chất hòa tan trong nước, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt yêu cầu cho từng mục đích sử dụng.
NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY HÒA PHÁT ECO VỀ XỬ LÝ NƯỚC CẤP, XỬ LÝ NƯỚC SẠCH
Công ty Hòa Phát Eco là nhà thầu xử lý nước cấp uy tín và hàng đầu tại Việt Nam, với kinh nghiệm tư vấn thiết kế, thi công xây dựng nhiều dự án xử lý nước cấp cho sinh hoạt, xử lý nước sạch cho các nhà máy sản xuất công nghiệp như:
– Xử lý nước cấp cho sản xuất thực phẩm, dược phẩm
– Xử lý nước cấp siêu sạch cho sản xuất bia rượu, nước giải khát
– Xử lý nước cấp cho lò hơi
Chúng tôi thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và sản xuất nên với từng dự án, Hòa Phát Eco luôn cung cấp giải pháp ưu việt, với công nghệ hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp nhất để mang lại cho Quý khách hàng nguồn nước sạch đạt chất lượng tốt nhất, đảm bảo sức khỏe và tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng cũng như phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Để Quý khách hàng có cái nhìn khái quát và hiểu hơn về lĩnh vực nước cấp, chúng tôi chia sẻ một số thông tin liên quan như bên dưới. Nếu Quý khách hàng quan tâm hoặc có nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý nước cấp, xử lý nước sạch, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết và nhanh chóng.
PHÂN LOẠI NGUỒN NƯỚC TRONG XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Phân loại theo nguồn nước đầu vào:
– Nguồn nước ngầm: nước giếng khoan, …
– Nguồn nước mặt: nước sông, suối, ao hồ, …
Phân loại theo mục đích sử dụng:
– Nước cấp dùng cho mục đích ăn uống (tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT)
– Nước cấp dùng cho sinh hoạt (tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT)
– Nước cấp dùng cho sản xuất: nước cấp cho sản xuất thực phẩm, bia rượu, nước giải khát, nước dùng cho lò hơi, …
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Chất lượng nguồn nước có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý nước và ảnh hưởng tới việc chọn phương pháp, công nghệ xử lý nước cấp phù hợp. Do vậy trong những điều kiện cho phép, cần chọn nguồn nước có chất lượng tốt nhất để có được hiệu quả cao trong quá trình xử lý cũng như tiết kiệm được chi phí đầu tư
Cơ sở để lựa chọn công nghệ xử lý nước dựa vào các yếu tố sau:
• Chất lượng của nước nguồn (nước thô) trước khi xử lý
• Chất lượng của nước yêu cầu (sau xử lý) tùy theo mục đích của đối tượng sử dụng
• Công suất của nhà máy nước
• Điều kiện kinh tế kỹ thuật và quy mô đầu tư
Có 3 phương pháp xử lý nước cấp cơ bản:
• Phương pháp cơ học: Sử dụng các thiết bị Hồ chứa và lắng sơ bộ, song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
• Phương pháp hóa học: Dùng phèn làm chất cao tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, cho clo vào nước để khử trùng.
• Phương pháp lý học: Dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm. Điện phân nước biển để khử muối. Khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng.
1. Xử lý nước cấp bằng phương pháp cơ học
Để xử lí nước cấp bằng phương pháp cơ học chúng ta thực hiện các bước như sau:
a. Tạo hồ chứa và lắng sơ bộ
b. Lắng bớt cặn lơ lửng
c. Đặt song chắn và lưới chắn rác
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu. Làm nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước. Để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý nước cấp. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước nhỏ như que tăm nổi. Hoặc nhành cây non khi đi qua máy bơm vào các công trình. Xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu của nước.
d. Tạo bể lắng cát
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lưới chắn. Các hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ. Tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát. Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5. Để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí. Và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.
e. Tạo bể lắng
Trong quá trình xử lý nước cấp. Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc. Để hoàn thành quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: Bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.
f. Phần lọc
Xử lý nước cấp, phần lọc khá quan trọng, gồm có bể lọc và thiết bị lọc. Tốc độ lọc cũng là một yếu tố cần quan tâm.
Trường hợp xử lý nước công suất lớn
Trong các hệ thống xử lý nước công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc có thể sử dụng là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương. Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:
– Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học
– Lắng trọng lực
– Giữ hạt rắn theo quán tính
– Hấp phụ hóa học
– Hấp phụ vật lý
– Quá trình dính bám
– Quá trình lắng tạo bông.
Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại thành thiết bị lọc chậm, thiết bị lọc nhanh, thiết bị lọc hở và thiết bị lọc kín. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong thiết bị lọc hở dao động trong khoảng 1-2 m và trong thiết bị lọc kín từ 0,5 – 1 m.
2. Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý
Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý bao gồm các bước sau:
a. Làm thoáng
Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt hóa trị II. Mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III. Mangan hóa trị IV tạo thành các hợp chất hydroxyl sắt hóa trị III. Và hydroxyl mangan hóa trị IV Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc.
Làm thoáng để khử CO2, H2S có trong nước. Làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan. Nâng cao công suất của các công trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan. Quá trình làm thoáng làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và mùi của nước.
b. Clo hóa sơ bộ
Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Clo hóa sơ bộ có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm clo bẩn nặng, oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra chất nhầy nhớt trên mặt bể lọc.
c. Keo tụ – Tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán. Kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 đến 10 m. Các hạt này không nổi cũng không lắng. Và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt. Và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút VanderWaals giữa các hạt.
Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo. Các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện. Có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion. Trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện.
Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng. Quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn. Nặng hơn và lắng xuống. Quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
d. Khử trùng nước
Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt. Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng. Sau các quá trình xử lý nước cấp cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc. Phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại. Song, để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh. Cần phải tiến hành khử trùng nước. Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: Khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh, các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng, …
3. Xử lý nước cấp bằng các phương pháp đặc biệt
Ngoài các phương pháp xử lý trên. Khi chất lượng nước cấp được yêu cầu cao hơn thì trong xử lý nước cấp còn sử dụng một số phương pháp sau:
– Khử mùi và vị bằng làm thoáng, chất oxy hóa mạnh, carbon hoạt tính;
– Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt, phương pháp hóa học, phương pháp trao đổi ion;
– Khử mặn và khử muối trong nước bằng phương pháp trao đổi ion, điện phân, lọc qua màng, nhiệt hay chưng cất.
Với năng lực, kinh nghiệm và sự thấu hiểu về nước cấp, HÒA PHÁT ECO mang lại giải pháp tư vấn thiết kế, thi công xây dựng trọn gói các hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt và nước cấp cho sản xuất công nghiệp với chi phí đầu tư hợp lý, áp dụng công nghệ hiện đại và an toàn, đảm bảo mang lại nguồn nước sạch chất lượng tốt nhất cho người sử dụng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe trong sản xuất.