Thuyết minh quy trình xử lý nước thải tái chế nhựa

Xử lý nước thải tái chế nhựa không chỉ là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người mà còn đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu.

Quy trình tái chế nhựa cơ bản

Đầu tiên, các nhà máy chọn nguyên liệu nhựa phế liệu chất lượng cao để sử dụng trong quá trình tái chế. Nguyên liệu nhựa được phân loại để tách ra các loại nhựa khác nhau, đảm bảo sự tinh khiết, chất lượng trong quá trình tái chế.

Xử lý nước thải tái chế nhựa
Xử lý nước thải tái chế nhựa

Nguyên liệu sau khi phân loại được xay, băm, và nghiền để tạo thành hạt nhựa nhỏ hơn và dễ dàng xử lý hơn. Hạt nhựa được rửa sạch để loại bỏ những tạp chất còn lại và bảo đảm sự sạch sẽ. Sau khi rửa, hạt nhựa được làm khô chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Tạo hạt, pha màu cho nhựa tái chế. Hạt nhựa có thể được tạo thành hình dạng mong muốn, thêm màu sắc nếu cần, và trộn với nước tinh để cải thiện tính chất của sản phẩm. Sử dụng các phương pháp nung, nấu, hoặc ép tái chế để tạo thành sản phẩm nhựa tái chế cuối cùng. Sản phẩm nhựa tái chế được phân loại, đóng gói và phân phối để sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.

Lý do cần xử lý nước thải tái chế nhựa nghiêm chỉnh theo quy chuẩn

Nước thải từ quá trình tái chế nhựa thường chứa nhiều hợp chất độc hại, như các hợp chất hữu cơ, hợp chất kim loại nặng và các hạt nhựa vi mịn. Nếu nước thải này được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt hoặc nước ngầm, nó có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn đe dọa các sinh vật sống trong môi trường nước.

Nước thải tái chế nhựa, nếu không được xử lý đúng cách, có thể tác động độc hại đến các sinh vật và hệ sinh thái  trong nước. Các loài cá, thực vật và động vật sống trong môi trường nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hợp chất độc hại từ nhựa thải. Điều này có thể dẫn đến giảm số lượng và đa dạng của các loài trong hệ sinh thái này.

Những người sống gần khu vực các nhà máy tái chế nhựa có nguy cơ tiếp xúc với nước thải ô nhiễm. Các chất độc hại trong nước thải có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Từ các bệnh da, tiêu hóa và thậm chí là các bệnh ung thư.

Việc xử lý chất thải tái chế nhựa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Giúp giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường, đồng thời cung cấp nguồn nước sạch cho sử dụng lại trong quy trình tái chế và sản xuất, giúp tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.

Thuyết minh về công nghệ xử lý nước thải tái chế nhựa

Bể gom rác thải và điều hòa nước thải

Bể gom kết hợp điều hòa chức năng là chứa nước thải từ tất cả các giai đoạn sản xuất, phải đối mặt với lưu lượng dòng thải không đồng đều vào các thời điểm trong ngày. Nó có nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hòa lưu lượng và tải lượng ô nhiễm trong nước thải.

Bể keo tụ chất thải trong nước

Bể keo tụ trong quá trình xử lý nước thải tái chế nhựa được sử dụng để điều chỉnh pH của nước thải đạt điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ. Quá trình này giúp kết tụ các hạt rắn lơ lửng (TSS) và một phần COD trong nước thải bằng việc sử dụng các hóa chất keo tụ đặc thù. Các kim loại như Cr(III), Al, Fe, Cu, Ni,… sẽ tạo thành các kết tủa. Quá trình thủy phân các chất keo tụ và tạo thành các kết tủa và các bông cặn lớn hơn.

Xử lý nước thải tái chế nhựa
Xử lý nước thải tái chế nhựa

Bể tạo bông, hình thành các cặn lớn

Bể tạo bông là giai đoạn kết bông các hạt cặn sau quá trình phản ứng, biến chúng thành các cặn lớn hơn có thể dễ dàng tách ra khỏi nước thải thông qua phương pháp lắng. Việc kết bông này thường dựa vào sự tác động của Polymer có khả năng kết dính. Bông cặn được tạo ra có kích thước thích hợp để tiếp tục quá trình tách ra khỏi nước thải, thường có kích thước từ 3 – 5mm.

Bể lắng hóa lý

Bể lắng hóa lý có nhiệm vụ chính trong quy trình xử lý nước thải tái chế nhựa là tách các bông cặn và các chất lơ lửng ra khỏi nước thải. Nước từ bể tạo bông chảy qua bể lắng, trong đó có các ống lắng trung tâm, trong quá trình này, bùn sẽ lắng xuống dưới hố thu cặn.

Bể trung gian và khử trùng nước

Bể trung gian kết hợp khử trùng chứa nước sau khi đã xử lý, nơi nước sẽ được khử trùng bằng dung dịch clorin. Sau đó, nước từ bể này sẽ được bơm hút và đẩy qua cột lọc.

Cột lọc UF (Ultrafiltration)

Các cột lọc và quá trình lọc UF được sử dụng để tách các cặn còn lại trong nước thải sau quá trình xử lý, để thu được nước đáp ứng tiêu chuẩn xả thải vào nguồn thải. Nước sau khi được lọc sẽ được chứa trong bể tái sử dụng tuần hoàn.

Bể chứa bùn

Bể chứa bùn có nhiệm vụ chứa bùn từ quá trình lắng hóa lý. Bùn sau quá trình xử lý nước thải tái chế nhựa được nén để giảm thể tích. Lượng nước mặt được đưa trở lại vào bể gom, trong khi lượng bùn lắng sẽ được thu gom và xử lý theo quy định. Bùn sau khi được xử lý có thể đem đi tái chế hoặc chôn lấp, tiêu hủy.

Bài viết liên quan