XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

Hiện nay, ngành xi mạ là một trong những ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng nhanh và quy mô rộng khắp tại Việt Nam với nhiều nhà máy, khu công nghiệp. Xi mạ là quá trình tráng phủ lớp kim loại bảo vệ lên các bề mặt vật liệu để tăng độ bền như xi mạ kẽm, xi mạ crom, xi mạ niken, xi mạ inox, … Đây là quá trình quan trọng trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, gia công cơ khí, chế tạo máy.

Ngành xi mạ cũng là một trong những ngành phát sinh nguồn nước thải lớn với thành phần ô nhiễm nặng và phức tạp. Vì vậy, cần hiểu rõ về đặc tính, thành phần nước thải xi mạ cũng như lựa chọn phương pháp xử lý nước thải xi mạ phù hợp để xử lý đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, việc này cũng giúp chủ động kiểm soát các thông số nước thải trong trường hợp nhà máy cần tái sử dụng nước thải xi mạ để sử dụng cho các nhu cầu khác.

Nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ phát sinh trong các nhà máy từ hai nguồn chính là quá trình mạ và quá trình làm sạch bề mặt chi tiết kim loại.

Đặc điểm của nước thải xi mạ thường các chất tẩy rửa bề mặt, kim loại nặng và các chất phụ gia dùng để mạ chi tiết quá trình mạ, độ PH của nước thải dao động mạnh từ tính axit, trung tính đến kiềm (pH từ 2-11), nước thải thường có màu lục lam và có nồng độ BOD, COD tương đối thấp.

Thành phần của nước thải xi mạ bao gồm các dòng thải đặc đậm từ bể nhúng, nước rửa chứa muối kim loại nặng, dầu mỡ, các hợp chất keo tụ, …

Vì vậy, nước thải xi mạ là có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nếu không được xử lý đảm bảo. Đây là loại nước thải có chứa các hàm lượng kim loại nặng, các chất độc như cyanua gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong. Nước thải từ quá trình xi mạ xả thải trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, có thể giết chết các loài thực vật, vi sinh vật sống trong nước.

Nước thải của nhà máy xi mạ phát sinh từ hệ thống tẩy rửa bề mặt chi tiết kim loại

Bảng thành phần nước thải xi mạ:

Nước thải xi mạ thường có thành phần phức tạp và khó xử lý, bao gồm các thành phần sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị trung bình
1 pH 2 – 11
2 BOD mg/l 200
3 COD mg/l 350
4 SS mg/l 300
5 Cr6+ mg/l 30
6 Cr3+ mg/l 5
7 Zn mg/l 35
8 Cu mg/l 30
9 Ni mg/l 25
10 Cyanua mg/l 20
11 Amoni mg/l 50
12 Phosphate mg/l 20
13 Al mg/l 20

 

Công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Có nhiều công nghệ và phương pháp xử lý nước thải xi mạ tùy vào thành phần, đặc tính của nước thải và yêu cầu, mục đích của từng hệ thống xử lý nước thải xi mạ nhưng phổ biến nhất là các phương pháp sau:

– Phương pháp hóa lý: oxy hóa và kế tủa. Đây là công nghệ thường dùng để xử lý nước thải xi mạ có chứa nhiều kim loại và nồng độ ô nhiễm cao.

– Phương pháp trao đổi ion: dùng các điện tích dương để trao đổi trên cation và ion điện tích âm trao đổi trên anion.

– Công nghệ màng: MBR, MABR, RO, …

– Phương pháp điện hóa: Dựa trên cơ sở của quá trình oxy hoá khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa kim loại nặng khi cho dòng điện một chiều chạy qua. Phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước mà không cần cho thêm hoá chất, tuy nhiên thích hợp cho nước thải có nồng độ kim loại cao (> 1g/l).

– Phương pháp sinh học: phương pháp này hoạt động dựa trên một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước và yêu cầu nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60 mg/l và phải có đủ chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật trong nước.

Hệ thống xử lý nước thải xi mạ sử dụng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải xi mạ

Tùy theo công suất cũng như đặc tính của từng nhà máy xi mạ khác nhau mà chúng ta lựa chọn phương pháp xử lý nước thải xi mạ thích hợp. Nhưng nhìn chung quy trình xử lý nước thải xi mạ bao gồm những bước sau:

Bước 1: Nước thải xi mạ được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lý nước thải xi mạ. Dòng thải được đưa vào bể tiếp nhận. Song chắn rác được đặt tại đường ống trước bể thu gom nhằm loại bỏ các chất rắn và rác có kích thước lớn như: giấy, gỗ, lá cây,… để bảo vệ các máy móc thiết bị ở các công đoạn xử lý nước tiếp theo.

Bước 2: Nước thải được bơm qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu.

Bước 3: Nước thải ở bể điều hòa được bơm qua bể phản ứng. Bơm định lượng có chức năng châm hóa chất vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.

Bước 4: Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất NaOH, CaO được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng.

Bước 5: Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy qua bể trung gian để chuẩn bị quá trình lọc áp lực. Bùn được bơm về bể chứa bùn và được lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định, sau đó được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

Mô tả quy trình xử lý nước thải xi mạ của một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử

Công ty xử lý nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ là một trong những nguồn nước thải có đặc tính phức tạp và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng quy trình. Vì vậy, các nhà máy, doanh nghiệp gia công sản xuất trong ngành xi mạ, sản xuất linh kiện điện tử cần lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp và tối ưu nhất để có thể đạt tiêu chuẩn xả thải của nước thải xi mạ như QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 13:2015/BTNMT, hoặc tiêu chuẩn xả thải riêng của KCN VSIP, KCN Amata, KCN Mỹ Phước, …

Công ty Hòa Phát Eco là đơn vị uy tín trong lĩnh vực xử lý nước thải xi mạ với các giải pháp tư vấn thiết kế và thi công lắp đặt trọn gói, dịch vụ vận hành và bảo trì O&M trọn gói. Dịch vụ xử lý nước thải của Hòa Phát Eco đặc biệt chú trọng tới các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn xả thải, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng hóa chất và phát thải ra môi trường. Bên cạnh đó, Hòa Phát Eco nghiên cứu và áp dụng các giải pháp thông minh và tự động trong quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải giúp các nhà máy xi mạ tiến tới việc đồng bộ tất cả hệ thống điều khiển và giám sát tự động trong nhà máy.

Chính những điều đó đã giúp cho Công ty Hòa Phát Eco là một trong Top 10 công ty xử lý nước thải lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh cũng như là lựa chọn hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu báo giá hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn khảo sát miễn phí, tiếp cận các công nghệ xử lý nước thải xi mạ mới nhất hiện nay để giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh từ hệ thống xử lý nước của nhà máy bạn.

Bài viết liên quan