Hiện nay, xử lý nước thải bệnh viện là một vấn đề cấp bách và vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Các hoạt động y tế trong bệnh viện tạo ra nước thải và chất thải y tế có thể chứa các tác nhân gây bệnh, virus, vi khuẩn và các chất hóa học độc hại. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đúng cách là cần thiết để tránh các tác động xấu tiềm ẩn đối với cộng đồng và xã hội.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Nước thải y tế có nguồn gốc từ đâu?
Nước thải y tế xuất phát từ các hoạt động liên quan đến y tế và chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện và cơ sở y tế khác. Nước thải này có hai nguồn chính:
Nước thải sinh hoạt: Đây là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cán bộ y tế, nhân viên, thân nhân và bệnh nhân trong bệnh viện. Các hoạt động như vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ và lau dọn phòng ốc dẫn đến sự tạo ra nước thải sinh hoạt.
Nước thải y tế: Nước thải này phát sinh từ các hoạt động y tế chuyên môn như khám chữa bệnh, phẫu thuật, xét nghiệm, tiểu phẫu và loại bỏ các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Nước thải y tế chứa các chất lỏng và chất thải y tế được tạo ra trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Nếu không được xử lý bởi hệ thống xử lý nước thải y tế chuyên nghiệp sẽ gây nhiều nguy hại cho môi trường và sức khỏe người dân.
Thành phần chính và các tính chất của nước thải y tế
Các chất hữu cơ: Đây là các hợp chất carbon có trong nước thải, bao gồm các chất hữu cơ từ người bệnh và chất hữu cơ từ các chế phẩm y tế sử dụng trong và sau quá trình điều trị.
Các chất rắn lơ lửng: Nước thải y tế thường chứa các chất rắn nhỏ có thể lơ lửng trong nước.
Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Nước thải y tế có thể chứa các vi trùng và vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bệnh bại liệt và các loại kí sinh trùng như amip và nấm.
Các mầm bệnh sinh học khác: Nước thải y tế cũng chứa các mầm bệnh sinh học khác từ máu, mủ, dịch, đờm và phân của người bệnh.
Các loại hóa chất độc hại: Nước thải y tế cũng có thể chứa các hóa chất độc hại từ cơ thể của người bệnh và từ các sản phẩm và chế phẩm y tế được sử dụng trong quá trình điều trị. Thậm chí có thể có cả chất phóng xạ từ các loại xét nghiệm và điều trị hạt nhân.
Tất cả các chất thải độc hại này cần đi qua hệ thống xử lý nước thải y tế để loại bỏ độc, tránh thải trực tiếp ra ngoài môi trường.
Toàn bộ quy trình của hệ thống xử lý nước thải y tế
Bước 1 Thu gom nước thải: Nước thải y tế được thu gom từ các hoạt động y tế và sinh hoạt trong bệnh viện và dẫn về hố thu gom, bắt đầu chu trình của hệ thống xử lý nước thải y tế.
Bước 2 Loại bỏ rác: Trước khi vào hố thu gom, nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ các rác có kích thước lớn (≥10mm) để tránh tắc nghẽn đường ống và thiết bị.
Bước 3 Bơm nước thải vào bể điều hòa: Nước thải sau khi thu gom được chuyển vào bể điều hòa. Bơm chìm được sử dụng để bơm nước thải từ hố thu gom vào bể điều hòa.
Bước 4 Xử lý sinh học: Trong bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục bằng khí cấp vào qua hệ thống đĩa phân phối khí. Sau đó, nước thải được chuyển sang bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) để bắt đầu quy trình xử lý sinh học. Tại bể UASB, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra do hoạt động của vi sinh vật kỵ khí và khí methane được thu hồi.
Bước 5 Xử lý bổ sung: Do bể UASB không xử lý triệt để chất hữu cơ, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Oxic. Các vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Không khí được cấp vào bể qua hệ thống phân phối khí để tăng hiệu quả xử lý.
Bước 6 Bể lắng: Nước thải sau khi đã qua quá trình xử lý sinh học được dẫn đến bể lắng 2 để giữ lại bùn lắng. Tại đây, bùn sinh học và cặn nặng lắng xuống dưới đáy bể, một phần bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về bể Oxic để bổ sung lượng sinh khối và phàn khác bùn dư sẽ được đưa về bể chứa bùn để xử lý.
Bước 7 Xử lý hoàn thiện: Nước thải sau khi đi qua bể lắng được dẫn sang hồ tùy nghi. Tại đây, hệ thống xử lý nước thải y tế xử lý tiếp bằng cách sử dụng hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi.
Khu vực hiếu khí: Đặc trưng bởi hoạt động cộng sinh giữa vi khuẩn và tảo, sử dụng oxy cung cấp từ khí trời qua quá trình trao đổi tự nhiên và quang hợp của tảo để phân hủy các chất hữu cơ. Khu vực trung gian: Đặc trưng bởi các hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc. Khu vực kỵ khí: Đặc trưng bởi các hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy hồ.
Bước 8 Xử lý khử trùng: Nước thải sau xử lý sinh học đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh được đưa qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
Bước 9 Kiểm tra chất lượng: Nước thải sau xử lý đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu pháp lý theo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT Cột A.
Bước 10 Xử lý bùn: Đây là giai đoạn cuối trong hệ thống xử lý nước thải y tế. Bùn dư từ các bể sinh học và các bùn rắn từ quá trình lược rác được đưa về bể chứa bùn. Ổn định bùn trong giai đoạn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài. Mục đích làm cho bùn ổn định, loại bỏ mùi hôi và dễ lắng xuống. Sau đó, bùn được hút đem đi xử lý và chôn lấp.
Hòa Phát Eco – Công ty xử lý nước thải uy tín
Để tránh gặp những rắc rối về vi phạm môi trường và đảm bảo hoạt động bền vững của hệ thống xử lý nước thải, các bệnh viện và cơ sở y tế cần biết lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp và đáp ứng yêu cầu môi trường.
Hòa Phát Eco với kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này sẵn sàng giúp đỡ quý doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa và vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế. Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ các bệnh viện đảm bảo hoạt động hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, an toàn và đáp ứng các quy định về môi trường.