Nguồn nước thải từ bệnh viện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn nước tự nhiên như ao, hồ, sông, và có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc xử lý nước thải bệnh viện trở thành một nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các biện pháp xử lý nước thải bệnh viện cần đảm bảo tính hiệu quả và an toàn, bao gồm việc loại bỏ các chất độc hại, xử lý chất ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn, và kiểm soát quá trình thải ra môi trường để tránh tác động tiêu cực cho môi trường và sức khỏe con người.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Lý do cần xử lý nước thải bệnh viện, phòng khám
Nước thải y tế chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và các chất gây bệnh từ người bệnh như máu, phân, dịch, đờm. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải này có thể lây lan các mầm bệnh và gây nguy cơ nhiễm trùng cho con người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Vi khuẩn và các chất độc hại có thể lan truyền qua nguồn nước, gây tổn thương cho hệ sinh thái thủy sinh.
Nước thải y tế có thể chứa các chất hóa học độc hại và dược phẩm từ quá trình điều trị. Nếu bị thải ra môi trường mà không được xử lý, chúng có thể ngấm xuống đất và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, cũng như tác động tiêu cực đến các nguồn nước tự nhiên như ao, hồ, sông.
Xử lý nước thải bệnh viện không chỉ là một nhiệm vụ môi trường mà còn là yêu cầu của các quy định pháp luật và tiêu chuẩn về vệ sinh và môi trường. Các cơ sở y tế cần tuân thủ quy định này để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường.
Xử lý nước thải y tế là một phần quan trọng của phát triển bền vững. Nước thải y tế không được xử lý cẩn thận có thể gây mất cân bằng trong hệ sinh thái môi trường nước. Bằng cách giảm thiểu tác động xấu từ nước thải y tế, chúng ta có thể duy trì môi trường lành mạnh và đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai.
Quá trình xử lý nước thải bệnh viện và phòng khám
Ngăn Thiếu Khí: Ban đầu xử lý nước thải bệnh viện khi nước thải được đưa vào ngăn thiếu khí để loại bỏ một phần chất ô nhiễm hữu cơ. Trong ngăn này, vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải được tạo điều kiện phát triển bằng cách bám vào giá thể hoặc qua việc sử dụng máy khuấy trộn để tạo điều kiện cho vi sinh vật phân bố đều trong bể. Vi sinh vật trong ngăn thiếu khí giúp phân hủy một phần chất ô nhiễm có trong nước thải.
Ngăn Sinh Học Hiếu Khí: Nước thải tiếp tục chảy qua ngăn sinh học hiếu khí. Trong ngăn này, xử lý nước thải bệnh viện bằng cách sục khí liên tục tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. Các giá thể lơ lửng trong ngăn này giúp vi sinh vật bám vào và phân hủy các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải. Quá trình Ni trat hóa (nitrat hóa) các chất ô nhiễm xảy ra tại đây, sau đó chúng được tuần hoàn về ngăn thiếu khí để loại bỏ.
Ngăn Lắng trong quá trình xử lý nước thải bệnh viện: Nước thải chảy qua ngăn lắng để các chất không tan và vi sinh vật lắng xuống đáy bể tự nhiên. Các chất này sau đó được tuần hoàn trở lại bể thiếu khí để tận dụng nguồn vi sinh vật và đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong các ngăn. Quá trình này giúp giảm lượng bùn thải sinh ra.
Ngăn Khử Trùng: Cuối cùng, nước thải đi qua ngăn khử trùng trước khi được xả ra ngoài. Quá trình khử trùng giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi rút và các hạt bẩn khác có thể còn lại trong nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện AAO (Activated Sludge Process with Anoxic and Aerobic Zones)
Bể Kỵ Khí: Nước thải từ bể điều hòa được đưa vào bể kỵ khí. Ở đây, các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải được phân hủy bởi vi sinh vật kỵ khí. Các vi sinh vật này hấp thụ chất hữu cơ, phân hủy chúng và chuyển hóa thành các hợp chất khí. Bọt khí sinh ra trong quá trình này bám vào các hạt bùn cặn. Các hạt bùn cặn này cùng với bọt khí nổi lên và tạo ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.
Bể Thiếu Khí: Sau bể kỵ khí, nước thải được đưa vào bể thiếu khí. Ở đây, quá trình xử lý sinh học thiếu khí diễn ra để khử triệt để lượng amoni trong nước thải. Các vi sinh cần ít oxy vật thiếu khí được cấy vào bể để khử nitrat và một phần COD, BOD. Bể thiếu khí thường được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn, giúp đẩy khí nitơ ra khỏi dòng thải.
Bể Hiếu Khí: Nước từ bể thiếu khí chuyển đến bể hiếu khí để tiếp tục quá trình xử lý. Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí, cần cung cấp đủ oxy để sinh trưởng, được nuôi cấy. Máy sục khí được sử dụng để cung cấp oxy cho vi sinh vật và thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn lại, chuyển hóa COD, BOD và amoni thành nitrat.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện MBR
Nước thải từ các nguồn khác nhau, như phòng khám đa khoa, phòng khám nha khoa, trạm y tế và bệnh viện, được thu gom tại một vị trí chung và đưa vào Bể điều hoà. Trong bể điều hoà, nước thải được ổn định về lưu lượng và nồng độ. Nếu cần, quá trình châm hóa chất điều chỉnh pH có thể được thực hiện để đảm bảo nước thải có pH ổn định. Hệ thống đầu dò và cảm biến pH cùng với bơm định lượng giúp duy trì pH trong khoảng phát triển tốt cho vi sinh vật.
Bể hiếu khí có hai ngăn. Trong ngăn đầu tiên, nước thải được khuấy trộn với vi sinh vật hiếu khí thông qua cấp khí. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật hiếu khí. Dưới tác động của vi sinh vật, cùng với hệ thống phân phối khí, chỉ tiêu COD và BOD được xử lý hiệu quả trong khoảng 92 – 98%, đồng thời tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO). Mức duy trì DO trong bể Aerotank luôn nằm ở mức 1,5 – 2 mg/l.
Nước thải sau ngăn thứ nhất của bể Aerotank chảy vào ngăn thứ hai, nơi có bố trí màng MBR. Công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải bệnh viện là sự kết hợp giữa phương pháp sinh học và lý học. Các đơn vị MBR được cấu tạo từ nhiều sợi rỗng được liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng chứa các lỗ lọc nhỏ không cho vi sinh vật xuyên qua. Các đơn vị MBR này kết hợp lại thành các module lớn hơn và đặt trong các bể xử lý.